ĐIỀU TRỊ SẸO RỖ

Sẹo rỗ/lõm là gì?

Sẹo rỗ hay sẹo lõm là di chứng của các tổn thương nghiêm trọng trên da, xuất hiện do các yếu tố như: mụn trứng cá, bệnh thủy đậu, dị ứng mỹ phẩm, tai nạn,… Tại vị trí vết thương, các tế bào sợi của da bị đứt gãy hoặc thoái hóa, làm cấu trúc da thay đổi. Những mô đứt gãy và thoái hóa không tự tổng hợp collagen và elastin dẫn đến thiết hụt 2 hoạt chất này dẫn đến vùng da tại vết thương không thể tự lấp đầy hình thành vết lõm như chúng ta thấy được gọi là sẹo rỗ.

Phân loại 3 loại sẹo rỗ, lõm thường gặp hiện nay

Sau khi hiểu rõ sẹo rỗ, lõm là gì, bạn cần biết các loại sẹo rỗ mà mình đang gặp phải thuộc dạng nào để có thể tìm được phương pháp điều trị sẹo rỗ hiệu quả

Dựa vào hình dáng, kích thước của các đốm sẹo các chuyên gia da liễu chia sẹo rỗ, sẹo lõm thành 3 dạng chính phổ biến mà người bệnh hay gặp phải đó là: sẹo chân đá nhọn (Ice Pick), sẹo hình vuông (Boxcar) và sẹo lượn sóng (Rolling).

Phân loại các loại sẹo rỗ thường gặp như box scar, ice pick, rolling scar
Phân loại sẹo rỗ theo hình dạng sẹo

1. Sẹo rỗ hình chân đá nhọn – Ice Pick Scar

  • Cấu trúc nhận dạng: Sẹo có dạng lỗ sâu, hẹp, giống như có vật nhọn đâm mạnh vào da. Sẹo thường có đường kính không quá 2mm và sâu hơn 0.5mm, dễ bị hiểu nhầm thành tình trạng lỗ chân lông to.
  • Nguyên nhân hình thành: Do những tổn thương sâu của hệ thống collagen ở vùng trung bì, do mụn bọc hoặc mụn nang lây nhiễm, làm phá hủy lỗ chân lông.
  • Phương pháp điều trị: Chấm TCA được coi là giải pháp hiệu quả đối với sẹo rỗ hình chân đá nhọn. Tác dụng sâu vào chân đáy sẹo làm đầy và liền sẹo.

2. Sẹo lõm hình chân vuông – Boxcar Scar

  • Cấu trúc nhận dạng: Boxcar Scar là dạng sẹo hố lõm, có chân vuông, đáy hố tương đối bằng và nông. Có góc cạnh thẳng đứng, đường kính từ 2mm – 4mm và sâu khoảng 1.5mm.
  • Nguyên nhân hình thành: Hình thành sau quá trình thiếu hụt collagen liên kết da khi tổn thương, do thủy đậu hoặc tác nhân bên ngoài gây ra.

3. Sẹo rỗ hình lượn sóng – Rolling Scar

  • Cấu trúc nhận dạng: Sẹo lõm xuống theo dạng hố tròn và tương đối sâu. Sẹo có hình dạng giống như những vết lượn sóng.
  • Nguyên nhân hình thành: Các tế bào tại vị trí mụn viêm bị hoại tử (do thời gian điều trị mụn kéo dài) không có tế bào thay thế, dẫn đến da lõm xuống và tạo thành mô sẹo. Sẹo được tạo ra từ những tổn thương bên dưới bề mặt da. Tình trạng sẹo có thể nặng hơn do tuổi tác.

Tham khảo thêm: Quy trình điều trị sẹo rỗ chuẩn y khoa lấp đầy sẹo rỗ lên đến 80% không tái lõm

Phân loại theo mức độ sẹo rỗ/ sẹo lõm

Nhằm đưa ra được phác đồ điều trị sẹo rỗ chuẩn và hiệu quả đối với từng mức độ sẹo. Ngoài việc phân loại kích thước hình dáng và loại sẹo, thì một trong những vấn đề mà các bác sĩ lưu tâm đó là mức độ sẹo. Từ đó, đưa ra các cách điều trị phù hợp, an toàn hiệu quả nhanh, tiết kiệm chi phí.

1. Sẹo rỗ nhẹ

Nguyên nhân khiến da mặt bị rỗ nhẹ chủ yếu do việc nặn mụn không đúng cách. Từ đó hình thành các vết sẹo lõm nhỏ, li ti trên da mặt da, không thể nhìn rõ khi ở xa. Trang điểm hoặc dùng kem có thể che lấp được các vết sẹo này.

2. Sẹo

trung bình

Các vết lõm trên bề mặt da xuất hiện rõ ràng dễ dàng nhìn thấy, tình trạng mặt bị rỗ ở mức độ dày đặc nhiều hai bên má.

3. Sẹo rỗ nặng

Các vết sẹo lõm sâu xuống bề mặt da, làm thay đổi cấu trúc bề mặt da sần sùi thô ráp, sẹo xuất hiện toàn da mặt như:  hai bên má, vùng trán, thái dương. Cùng lúc bị từ 2 loại sẹo trở lên.

Nguyên nhân hình thành sẹo rỗ/ sẹo lõm

Sẹo rỗ được hình thành do lớp hạ bì bị tổn thương sâu, khiến cấu trúc da bị phá vỡ. Làm cho chuỗi collagen bị đứt gãy không thể tự phục hồi sau một thời gian. Tạo thành những vết lõm trên bề mặt da, các nguyên nhân gây sẹo rỗ bao gồm:

1. Sẹo rỗ do mụn bọc, mụn trứng cá

Việc nặn mụn không đúng cách, rối loạn nội tiết khiến da bị mụn nhiều, điều trị không đúng cách. Khiến cho các tế bào da tại vùng bị mụn bị tổn thương, làm đứt gãy các sợi collagen liên kết trong tế bào da gây ra các vết sẹo rỗ lõm sâu dưới bề mặt da với nhiều mức độ khác nhau, lâu dần gây ra tình trạng mặt bị sẹo rỗ.

2. Sẹo rỗ do mụn đầu đen

Sẹo rỗ, lõm do mụn đầu đen có diện tích nhỏ hơn sẹo rỗ do mụn bọc, mụn trứng cá. Nhưng các chân sẹo do mụn đầu đen gây nên nó thường ăn sâu vào da rất khó điều trị. Lâu dần các chân sẹo này sẽ sỉn màu tạo thành các lỗ nhỏ li ti còn gọi là (sẹo ice pick) gây mất thẩm mỹ.

3. Sẹo rỗ do thủy đậu hay bỏng rạ

Sẹo rỗ do thủy đậu hay bỏng rạ là một trong những dạng sẹo có bề mặt rộng hơn từ 3 – 8 mm xuất hiện rải rác. Các vết sẹo này thường rất lớn, không dễ chữa khỏi bằng các phương pháp thông thường.

Bệnh thủy đậu là một trong những nguyên nhân gây sẹo rỗ, lõm lâu năm
Bệnh thủy đậu là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc hình thành sẹo rỗ lâu năm

Sẹo rỗ hay sẹo lõm khi đã hình thành trên da mặt thì rất khó để làm lành lại nếu không điều trị đúng cách. Mật độ sẹo có thể dày thêm nếu bạn chăm sóc da không tốt và để da tiếp tục bị tổn thương từ những nguyên nhân kể trên.

Điều trị sẹo rỗ, lõm là vấn đề khó khăn, cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian lâu dài cùng với phương pháp trị sẹo lõm phù hợp thì mới có thể đem lại kết quả cao nhất.

Yếu tố quyết định của việc điều trị sẹo rỗ, lõm lâu năm thành công

  • Người điều trị: Thủ thuật điều trị sẹo rỗ lâu năm cần được chính tay các bác sĩ da liễu đầy đủ chuyên môn và kinh nghiệm trực tiếp điều trị mới mong giúp đầy sẹo vĩnh viễn.
  • Cơ sở điều trị: Các cơ sở được sở y tế cấp giấy phép, cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại, môi trường điều trị đảm bảo vô trùng vô khuẩn mới đáp ứng được yếu tố điều trị hiệu quả và an toàn đến từng khách hàng. Cần lựa chọn và xem xét nơi điều trị chuyên sâu sẹo rỗ để đảm bảo an toàn cho chính bạn.
  • Phương pháp điều trị: Sẹo rỗ lâu năm là dạng tổn thương sâu trên da ở diện tích rộng, chỉ áp dụng phương pháp đơn lẻ khó giúp sẹo đầy hiệu quả. Cần phối hợp chuyên sâu nhiều phương pháp trong 1 liệu trình để đạt kết quả điều trị tốt nhất.
  • Tính kiên trì khi điều trị: Điều trị sẹo rỗ là một quá trình lâu dài đòi hỏi bạn phải chuẩn bị kiến thức và kiên trì điều trị đến hết liệu trình.

    Sẹo rỗ có điều trị dứt điểm được hay không?

    Tùy vào mức độ sẹo mà các bác sĩ sẽ đưa ra các cách điều trị sẹo phù hợp với từng tình trạng sẹo. Đối với các vết sẹo mới hình thành, chân đáy sẹo còn đỏ hồng, sẹo có kích thước nhỏ thì việc điều trị sẹo sẽ dễ dàng và hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, đối với các đốm sẹo lâu năm, chân đáy sẹo đã ăn sâu vào lớp trung bì da, chân đáy sẹo đã chuyển sang màu xám, trắng. Lúc này cần can thiệp bởi các biện pháp chuyên khoa như tách đáy sẹo, chấm tca, lăn kim, bóc tách sẹo…. giúp cải thiện tình trạng sẹo lên đến 80-90%

     

    Sẹo rỗ hay còn gọi sẹo lõm là tình trạng tổn thương sâu của cấu trúc da
    Sẹo rỗ hay còn gọi sẹo lõm là tình trạng tổn thương sâu của cấu trúc da

    Tính đến thời điểm hiện tại, bóc tách sẹo với cơ chế cắt đứt hoàn toàn chân sẹo là phương pháp duy nhất mang lại hiệu quả điều trị sẹo cao nhất và giúp sẹo đầy lên vĩnh viễn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *